TRUYỀN THUYẾT LIÊNG MUÊNG
Lượt xem:
Ông bà xưa kể lại rằng: Nơi ấy có một làng sống xung túc hạnh phúc ấm no, lúa gạo thì đầy kho, trâu bò của làng đến nỗi không có chỗ cột, chỗ chăn. Lúa gạo quanh năm ăn không hết, heo gà trâu bò ăn cũng ăn mừng không thiếu năm nào. Sau lưng có một con suối không lớn lắm. Cách làng không xa lắm có một dòng thác rất đẹp, quanh năm nước chảy ào ào, dù mùa lũ hay mùa khô vẫn thế, không làm ồn tiếng chiêng của họ mỗi khi có lễ hội trong làng. Không lấn át tiếng hát tiếng ca của đôi trai gái làng mỗi khi hát tỏ tình với nhau. Cứ mỗi khi cúng tế, lễ hội họ giết heo giết trâu bò, cả làng luôn luôn mang lễ vật trên đầu thác và khấn Thần thác luôn luôn ban ơn và trông nom cuộc sống ấm no yên bình của họ.
Nhưng không ai ngờ rằng một ngày cuối năm. Cả làng đang nhộn nhịp tưng bừng làm lễ mừng ăn năm uống tháng, phía cổng làng của họ xuất hiện một đoàn quân hùng tráng kéo đến đầu làng của họ, nào là voi, nào là ngựa, quân lính thì đếm không xuể. Trên lưng con voi to nhất đàn có một thủ lĩnh ăn mặc sang trọng, sau lưng gùi cung tên, trên đầu đội mũ sắt, thân thì mặc áo giáp bằng đồng, tay cầm gươm sáng chói, miệng dõng dạc cất tiếng hỏi:
– Hỡi dân làng cho ta hỏi điều này: Ai là già làng Trưởng tộc của làng này cho tôi gặp ngay bây giờ?
Dân trong làng vì thấy đội quân này hùng tráng quá nên ai ai cũng sợ, họ thả cần rượu, họ dừng tiếng chiêng, họ ngừng múa hát. Bởi vì họ sợ với lại họ chưa từng thấy và biết là đội quân này từ đầu kéo đến.
Mọi người chỉ biết nhìn nhau. Nhưng có một già làng không sợ sệt đến trước mặt thủ lĩnh kia trả lời:
– Ông là ai vậy, ở xứ nào? Bon làng nào đến, mà có cả voi ngựa, quân lính, cả gươm giáo mác đến quấy nhiễu dân làng tôi đang vui mừng ăn năm uống tháng vậy?
Thấy già làng biết tiếng mình và trả lời câu rất tự tin nên thủ lĩnh kia đáp lại bằng câu nói rất lịch sự và ôn tồn:
– Chào già ạ! Tôi là thủ lĩnh của đội quân này, đội quân này là quân của vua Pruêm ở xứ xa lắm già ạ, ở phía hướng mặt trời lặn đó già ạ. Hôm nay nhân tiện đi ngang đây, đội quân chúng tôi xin tạm dừng chân một đêm có được không
Già làng thấy có vẻ cũng là người tốt nên gật đầu đồng ý và mời tất cả vào làng cùng uống rượu múa hát đánh chiêng, họ tiếp nhau không tiếc ống rượu, không tiếc miếng thịt, cả làng bỗng vui nhộn thâu đêm suốt sáng.
Trong lúc tiếp chuyện với nhau giữa già làng và thủ lĩnh Pruêm kia già làng ân cần hỏi Thủ lĩnh pruêm:
– Thế ông đi đâu làm gì thăm ai mà mang nhiều voi, nhiều ngựa, nhiều quân lính và cả gạo muối thế?
Thủ lĩnh trả lời:
– Già làng ạ, chuyện thì dài lắm, khổ cho tôi là thủ lĩnh và cả quân lính của tôi nữa. Thủ lĩnh chậm rãi kể đầu đuôi câu chuyện.
– Tôi là thủ lĩnh của đội quân này, ở vương quốc tôi có một ông vua khó tính. Cứ mùa gió đông về, tiếng thác bên làng ta, dòng thác chảy rầm rầm tiếng ồn vọng tới xứ pruêm làm ông ta ăn không ngon, ngủ không yên vì tiếng thác đó chảy. Nên ông ta phải sai tôi và đoàn quân đến đây ngăn suối phá thác đó và lấy quả tim thác đó mang về cho ông ta và ông ta tuyên bố rằng: nếu làm không được trong năm nay, năm sau mà vẫn còn như vậy thì tôi và cả đoàn quân này sẽ bị chém đầu hết đấy ông ạ! Chuyện là như vậy, nên tôi ghé đây muốn gặp ông và hỏi xem ông và dân làng có cách nào giúp không? Nếu làm được việc đó thì ông vua kia hứa rằng sẽ không chém đầu cả lũ mà còn thường bằng voi trâu, vải vóc, vàng bạc, muối gạo nữa ông ta nói vậy đấy ông ạ! Già làng trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
– Việc này cũng khó lắm đấy ông ạ, suối này hàng năm cho dân làng tôi nước ngọt nước trong. Tiếng thác này hàng ngày rì rào chảy hòa với nhịp chiêng gọng của làng, hàng năm mỗi khi ăn trâu bò, cúng lúa, cúng thần nó cũng về chung ăn cùng uống với dân làng, nó đã nuôi người, nó đã giữ cái làng này lâu lắm rồi. Nước quanh năm không hề thần cho đục, dòng suối lũ hay cạn cũng không làm chết đuối, chết trôi một ai, từ xưa đến nay làm sao mà làm điều xấu với Thần tốt lành được. Già làng suy nghĩ một hồi rồi nói tiếp:
– Bây giờ tôi có cách này, nếu ông muốn như thế thì tôi cũng đồng ý. Nếu tôi không đồng ý thì cũng tội nghiệp cho số phận của ông và mọi người. Nhưng tôi ra điều kiện như này: Một là đối với tôi và dân làng không tham gia, ông làm việc này. Hai là trước khi ông ngăn sông suối, phá thác thì ông phải cúng núi cúng rừng, cúng sông suối, cúng cả dân làng ở xứ này. Ba là nếu dân làng giúp ông thì ông phải trả ngày công, bằng vàng bằng đồng, bằng cồng, bằng chiêng. Nếu ông đồng ý thì ông hãy về tâu với vua ông đúng bảy ngày sau ông trở lại.
Thấy và nghe già làng nói như vậy ông ta liền đồng ý trở về xứ Pruêm đúng bảy ngày sau quay trở lại.
Lúc này quay trở lại thủ lĩnh kia kéo thêm quân, thêm voi chở người, ngựa thồ muối gạo vải vóc, dắt theo bao nhiêu là trâu bò và mang theo bao nhiêu là vàng bạc, cồng chiêng. Ôi Chuẩn bị xong họ làm trâu bò cùng các thần theo lời già làng đã dặn: Cúng xong họ bắt đầu ngăn sông xẻ con suối biết bao nhiêu chỗ. Họ ngăn từ đầu nguồn dưới chân núi Nâm Bră, họ đào to thành khe Dak Nia, họ chia khe nhỏ thành bà Diêng Klên … Cứ thế họ làm ngày làm đêm, quân Pruêm làm đã rủ thêm dân làng, làng trên làng dưới giúp Pruêm đập đá phá thác. Làng đông làng tây thì chặt cây phá núi ngăn sông Pruêm trả công bằng trâu, bằng chiêng, bằng mọi thứ khác. Cứ thế vua Pruêm sai làm. Làm lâu lắm, làm từ năm này sang năm khác thì suối sông cạn, đá không còn một cục từ đầu thác đến thượng nguồn. Voi chở đá quá mệt cũng đã chết dần, ngựa thồ đất quá mệt cũng đã chết dần. Còn dân làng ta có chiêng ché, vàng đồng, vải vóc rồi cũng lánh xa dần.
Bỗng một ngày nắng chang chang, sông không còn một giọt nước, thác kia vua Pruêm phá đã được một nữa. Bỗng dưng trời đổ cơn mưa lớn, sấm sét ầm ầm, nước lũ chảy về ngập rừng ngập đồi núi từ thượng nguồn tới hạ nguồn làm cho một vùng trời long đất lỡ. Quân của Pruêm dọc bờ suối, bên hai hông thác trái – phải núi lỡ đá lăn đè chết không đếm nổi. Suối trôi cũng không kịp chảy. Còn dòng thác thì cứ thế nước lũ lội xuống chân tiếng chiêng mẹ gọi đàn chiêng con chiêng cháu âm vang trong đêm hòa nhịp với dòng thác chảy như xưa lúc vua Pruêm chưa phá thác.
Thấy vậy hôm sau thủ lĩnh Pruêm kia tìm quân lính của mình cũng hết voi ngựa chẳng còn. Nhìn thác cũng đã lỡ một bên. Do nước lũ đục khoét sâu vào lòng thác, thấy nước cạn, thác nước chảy không vang lắm nên thủ lĩnh Pruêm kia vội vã kéo quân còn lại về tâu vua rằng là đã làm xong nhiệm vụ.
Còn vua Pruêm kia không nghe thấy tiếng gầm của thác nữa là vì từ thượng nguồn cho đến đầu thác do đã đào chế nhiều con kênh mương nhỏ, nên quanh năm suối này nước không dồn về nhiều nên ít khi suối bị lũ to và thác nước cũng chảy ít nên không vang vọng nữa, chỉ còn tiếng rì rào du dương trong đêm với tiếng xào xạc của lá cây rừng với gió mùa đông về.
Từ đó vua Pruêm kia ăn ngon ngủ yên. Thủ lĩnh kia cũng thoát khỏi tội chém đầu. Còn dân làng cạnh đó thì cứ một đêm rượu cần hay đêm lễ hội làng là cồng chiêng nổi lên theo tiếng thác vỗ về trong đêm. Bài chiêng đó có tên là “Tiếng thác Soái” (Kbuh liêng muêng). Bon gần đó họ đổi tên là Bon Ta muêng. Con suối đó và thác nằm thuộc hai địa phận xã Đăk Nia và phường Nghĩa Tân, còn Bon Ta Muêng hiện nay thuộc xã Trường Xuân – huyện Đắk Song – Tỉnh Đắk Nông.
Người kể: cô giáo H’Xuân, bon Đăk Blao, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk Rlấp