CON TRAI CỦA MẶT TRỜI

Lượt xem:

Đọc bài viết

Ngày xưa có hai chị em mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên cậu em trai cưới vợ ở riêng, người chị chưa chồng ở một mình. Một ngày kia, nàng phơi lúa đúng vào thời kỳ u ám không có mặt trời nên lúa cứ ướt mãi. Nàng tức giận đến nỗi tốc cả váy ra để chửi trời. Một tháng sau nàng có chửa. Thấy vậy người em hỏi:

– Thế chị ăn ở với ai? Có ai thường đến nhà ngủ với chị không?

– Ơ, ở với ai đâu? Xưa nay tôi vẫn chỉ ở một mình!

Dân làng không cho nàng ở chung buồn nữa. Hai chị em họ phải làm nhà riêng ra ngoài bìa rừng để ở. Đêm đầu tiên nằm ngủ ở nhà mới, người chị mơ thấy có người đến nói: “Đừng sợ, không phải chửa hoang đầu. Có chửa là có với tôi đấy. Tôi là Năr (Mặt Trời). Giờ tôi phải luôn bận công việc, không xuống mặt đất được, nhưng mình phải chịu khó nuôi con. Lúc sinh, mình hứng con vào chiếc đồng la này, (vừa nói Năr vừa đưa chiếc đồng la) đừng để con nằm trên chiếu trên đất…” Tỉnh dậy, người chị thấy có chiếc đồng la bên mình thật, bèn dem chuyện kể cho em nghe. Tin ở thần linh, nên lúc người chị trở dạ, người em hứng chiếc đồng la để đỡ cháu, không đỡ bằng vật gì khác. Nhưng người chị sinh ra Ng’Kuây (con tắc kè) chứ không phải đứa bé. Tuy sự việc lạ, nhưng Ng’Kuây biết nói tiếng người nên họ cũng đành nuôi nấng chăm sóc cẩn thận. Tắc kè càng ngày càng lớn.

Một ngày kia, hay tin cậu đi xa lấy muối, Ng’Kuấy đòi theo.

– Cháu không đi được đâu. Cháu nhỏ xíu thế này, gặp con quạ, nó sẽ ăn thịt mất. Làm sao cậu cho cháu đi theo được.

Tuy vậy, Ng’Kuây vẫn nằng nặc đòi đi. Mẹ nó cũng không giữ chân lại được. Ng’Kuây leo lên nằm ở trên mái lều che mưa trên lưng voi cùng đi với cậu. Vừa đi, hai cậu cháu vừa trò chuyện, đùa giỡn dọc đường làm ai cũng ngạc nhiên hỏi. Người cậu luôn phải trả lời: “Không, tôi nói chuyện một mình, có gì đâu…” Đến nửa đường Ng’Kuây đòi xuống:

– Thôi, bây giờ cậu đi một mình, cháu xuống đây, không đi nữa…

– Cháu xuống làm gì? Đi đâu?

– Phải đi gặp ba cháu.

– Ba cháu ở đâu, làm sao biết để tìm?

– Cháu bây giờ cũng không biết, nhưng bao giờ tìm ra ba mới thôi. Nếu về trước, cậu nhớ chờ cháu ở đây. Cháu về trước cũng đợi cậu ở đây. Thôi cậu đi một mình nhé!

Chờ cậu đi xa, Ng’Kuây bay lên trời. Đứng ở bên giếng, gặp đám phụ nữ đi lấy nước NgKuây hỏi:

– Làng này của ai? Buồn này của ai? Ai lớn nhất trong buôn này?

Đây là buôn ông Năn- người đang chỉ đường cho Ng’Kuây chính là vợ của Năn – nhưng Ng’Kuây giả vờ không biết:

 

– Bây giờ các bà về báo cho ông Năr biết, tôi là Ng’Kuây con ông ấy đến tìm đang đứng ở suối này chờ đón rước…

Đám phụ nữ về báo tin. Năr nói cho cả làng cùng biết là trước đây đã ăn ở một lần với một người con gái dưới trần lên có con tên là Ng’Kuây, dân làng hãy chuẩn bị đón rước nhưng chưa ai kịp sửa soạn gì, Năr đã ra tới bờ suối. Ng’Kuây hỏi:

– Ông có phải là ba của tôi không?

– Đúng, tạo là ba của mày.

Ng’Kuay nói:

– Không phải! Ba tôi không phải như vậy. Ba tôi là người giàu có, làm chúa ở làng này, đón tôi phải có cả dân làng, chiêng trống, ăn mặc đẹp đẽ nữa… Như ông, tôi chưa tin là ba của tôi, tôi không chịu về đâu!

Năr vẫy tay ba lần rồi quay về nhà chít khăn đẹp, mặc khố mới ra đón Ng’Kuây mới chịu đi về nhà. Năr bảo vợ làm heo gà, đãi cơm rượu, cơm thịt mừng con mình từ khi sinh ra nay mới được gặp. Lúc uống rượu, Ng’Kuây bò từ ché lên, leo ra cần, vừa uống vừa nói chuyện. Năr hỏi:

– Tại sao con trở thành như thế này?

Ng’Kuây thong thả nhìn ba nói:

– Nếu thành người thì phải xấu hổ lắm ba ạ! Người ta cười chê con không có cha, chê mẹ chửa hoang thì sống làm sao được?

Nghe con nói, Năr liền gọi thầy cúng giỏi đến trả lại hình người cho Ng’Kuây. Thầy cúng uống rượu ăn cơm Xong bảo Năr:

– Bây giờ ông muốn con ông đẹp thế nào thì cứ tạc vào khúc gỗ thế đó. Tạc cho đến lúc nào trong dân làng không ai đẹp bằng nữa, tôi mới đập con tắc kè lột da, vứt thịt, lấy tim gan bỏ vào khúc gỗ, thổi ngải bùa làm cho mngắt (hồn) của khúc gỗ trở thành người thật.

Năr cắm cúi tạc, thầy cúng, thầy bói nắn lại hình người cho Ng’Kuây xong, chàng chạy nhảy thử. Đến lúc Ng’Kuây khỏe mạnh không ai bằng được. Năr bèn chia đôi của cải và dân làng cho Ng’Kuây. Rồi Năr hóa phép bỏ tất cả trâu bò, heo gà, voi dê và dân làng vào quả bầu khô cho Ng’Kuây mang theo xuống trần.

Chỉ có tấm áo tắc kè, Ng’Kuây xin ba để riêng ra ngoài bầu để lúc gặp lại, cậu và mẹ còn nhận ra chàng.

Về đến ngã ba đường hẹn, Ng’Kuây treo bầu lên cành cây và khoác bộ áo tắc kè vào ngồi đợi. Người cậu vừa cười voi tới nơi, Ng’Kuây đã lên tiếng trước:

– Cháu về đây rồi cậu ạ! – Gặp ba cháu không?

– Có đấy, ba cháu tử tế, tốt bụng lắm!

– Vậy có cho cháu gì không?

– Cho trái bầu. Nhờ cậu chở giúp trên bành voi, cháu đi bộ theo sau vẫn kịp… Người cậu cho voi quỳ xuống, vừa bỏ trái bầu khô lên bành voi, voi đã đứng lên không nổi.

Ng’Kuây vội nói:

– Con voi chắc không thích chở cái này. Cậu cứ về trước, nói là cháu mang quả bầu về sau một lúc nhé.

Lúc cậu đi rồi, Ng’Kuây không đi thẳng mà rẽ vào rừng giấu quả bầu khô ở vùng đất bằng phẳng, bên một bờ suối. Về đến nhà Ng’Kuây cũng không kể chuyện cho mẹ nghe và vì chàng vẫn mặc áo tắc kè như cũ nên mẹ chàng cũng không hề hay biết. Chàng bảo:

– Ở mẹ! Bây giờ con đi phát rẫy rừng xa mẹ nhé!

Vào đến rừng, Ng’Kuây chặt cây cắm la liệt và đập vỡ quả bầu khô, thổi cho của cải và dân làng trong quả bầu trở ra sinh sống. Mỗi cây được cắm xuống đất liền biến thành một ngôi nhà lớn. Trong phút chốc buôn làng họ giàu đẹp chẳng khác gì buôn làng của Năr ở trên trời cao. Ng’Kuây về nói với mẹ:

– Mẹ ơi! hôm nay đi phát rẫy ở vùng rừng xa con gặp một buôn làng lạ đông vui lắm. Mẹ con ta qua đấy ở cho vui, không buồn như ở đây đâu mẹ ạ!…

Mẹ Ng’Kuây bằng lòng và họ chuyển đi. Đến nơi, chàng chọn ngôi nhà lớn ở ngay giữa buôn cho mẹ ở và gọi dân làng đến nói:

– Mẹ con tôi nghèo khổ, của cải không có gì, xin dân làng cho ở ngôi nhà lớn này nhé!

Dân làng ai cũng biết Ng’Kuây là con của Năr mặc áo tắc kè nên vội vàng mang trâu bò từng đối, heo gà từng cặp và nhiều chiêng, ché, rượu ngon đến. Ng’Kuây rủ mẹ xuống suối tắm. Đứng ở cuối nguồn thấy áo tắc kè trôi ngang qua trước mặt, bà mẹ khóc, tưởng là con mình đã bị nước cuốn trôi mất. Bà quay về gọi buôn làng ra cứu. Tắm xong Ng’Kuay về nhà kể lại sự việc cho mẹ hay. Dân làng nổi chiêng trống uống rượu mừng. Ng’Kuây cưới chồng cho mẹ và mừng buôn mới của họ đến bảy ngày chưa dứt.

Người kể: Điểu Kâu

(Trích Truyện cổ các dân tộc Tây Nguyên, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa dân tộc, trang 383-388)