Đá Lũ N’gơr Dak Ndrung
Lượt xem:
Theo đường quốc lộ 14, từ thành phố Buôn Mê Thuột đi thành phố Hồ Chí Minh, đến cầu 20 từ đây đi đường tắt đến thôn 10, xã Dak Rung.
Đi từ quốc lộ 14, cầu 20 xuống đến suối Dak Mring, từ đó lên đồi trồng cây thông, rồi xuống đồi trồng cây thông đến suối Dak Liăp, lên suối Dak Liăp đến đồi bãi cỏ Lũ N’gơr, xuống đối bãi cỏ Lũ n’gơr đến suối Dak Ndrung, thôn 10, Dak Rung. Tại đỉnh đối bãi cỏ Lũ N’gơr, lên suối Dak Ndrung nằm phía tay trái bên đường, đi lên từ suối Dak Liăp nằm phía tay phải bên đường; tại lề đường ở giữa bãi cỏ có một hòn đá dài gần một mét, to cỡ chiếc gùi mang lúa, đá đó có tên là Lũ N’gor.
Từ xa xưa, có hai vợ chồng ở tại suối Dak Liăp. Người vợ đi xúc cá tại suối Bong Sre. Người chồng ở nhà sợ vợ ngoại tình bèn đi lên đỉnh đồi nhìn theo dõi vợ xúc cá. Ngày đó bắt đầu măng ling, hai vợ chồng đều chết lạnh thành hòn đá, người vợ chết tại suối Bong Sre thành đá. Người ta gọi tên đá đó là Lũ Trôm Ek. Người chồng chết tại đỉnh đồi thành đá, người ta gọi tên đá là Lũ N’gor. Chỉ có một hòn đá Lũ N’gơr giữa bãi, xung quanh đã cách một sãi cỏ và cây không mọc, không có rơi một nhánh cây khô, không có rơi một lá cây, lá tre khô, xung quanh đá sạch, cỏ rác cũng không có, hình như có người trực quét dọn hàng ngày. Thấy như vậy nên tổ tiên, ông bà ta tôn thành đá thần. Môi lần ăn uống, ăn con gà, uống ché rượu, người ta luôn luôn khấn vái mời thần Lũ N’gor.
Đến năm 1982, thanh niên trẻ tuổi ở thôn 10, xã Dak Rung khinh chê đá Lũ N’gor. Hai người thanh niên tên là Nglănh con của Ndui và Ngăn con của Grơi. Nglănh và Ngăn đi thả câu cá tại suối Dak Liăp. Chúng nó đi qua đồi bãi cỏ Lũ N’gơr. Chúng nó nói: Hòn đá Lũ N’gor này họ nói có thần, đúng là hòn đá mà thần đâu. Chúng mình khiêng thử có được không.
Rồi Nglănh và Ngăn khiêng hòn đá quăng chỗ khác, cách xa chỗ cũ khoảng hai mét, rồi hai đứa về nhà.
Đến tối ngủ, Nglănh và Ngăn cùng chung chuyện mơ. Hai người cùng mơ thấy một ông già nói:
– Các cháu có biết tôi không? Tôi đã sống lâu đời lắm cháu ơi. Tất cả dân làng xa gần đều biết tôi, đều khen tôi cả. Hai cháu này to bằng nào mà dám khinh tôi. Các cháu đã khinh tôi rồi nhé, các cháu không sống lâu đâu.Chưa kịp cưới vợ, hai cháu này phải chết nreng trước.
Tính từ ngày khiêng đá Lũ N’gor chưa đến một năm, Ngăn khó tính, mẹ cha dạy bảo không muốn nghe lời. Nó muốn làm việc gì tùy ý nó thích. Trong một buổi chiều nó đập gỡ đạn súng cối, đạn súng cối nổ, Ngăn bị chết tại chỗ.
Cũng như Ngăn, Nglănh càng khó tính, các già làng khuyên bảo không muốn nghe lời. Có một ngày, Nglănh mang chất nổ đi đánh cá tại suối Dak Ndrung, đốt chất nổ, nổ ngay trong tay chết nát xác tại chỗ.
Đá Lũ N’gơr bây giờ vẫn còn. Đá có thần hay không có thần, chúng ta không cần biết. Nhưng chúng ta đã thấy trường hợp xảy ra như Ngăn và Nglănh. Những người đời sau, đừng liều lĩnh khinh đi nữa. Chúng ta thử tránh, để khỏi hối tiếc khi có việc tương tự xảy ra.
Người kể: Điểu Kâu
(Trích Truyện cổ M’nông, Bùi Minh Vũ – Điểu Kâu sưu tầm biên soạn, 2001, Sở Văn hóa – Thông tin Đăk Lăk xuất bản, trang 53-56)