SỰ TÍCH LỄ CÚNG BẾN NƯỚC

Lượt xem:

Đọc bài viết

Ngày xưa có hai làng của người M’nông sống ở hai bên bờ sông dưới chân của hai quả núi. Sông bắt nguồn từ giữa hai quả núi, sông chảy qua giữa hai làng này. Từ đầu nguồn quanh năm nước chảy trong veo, chảy về tới giữa làng. Từ giữa làng về hạ nguồn, quanh năm nước sông lúc nào cũng đục ngầu vì hàng ngày trẻ con, người già, đàn bà, đàn ông tắm rửa quăng chài thả lươi, trâu bò làm vùng tắm, nên nước đục quanh năm không được trong sạch như thượng nguồn.

Phía thượng nguồn, dưới núi có thần ca sấu, trắng, làm hang dưới chân núi, hiền lành quanh năm chăm cá nuôi tôm và giữ nước trong veo cho dân làng uống ngon tắm sạch, cắm câu thả lưới bắt cá tôm hàng ngày.

Phía hạ nguồn, giữa dòng sông có một vực sâu bên gốc cây to và tảng đá lớn là hang của cá sấu đen, quanh năm không được ăn cá, ăn tôm, không được uống nước ngon, tắm nước sạch, chỉ được tận hưởng nước đục cay cả mắt, nước hôi hám nồng cả mũi, nước đục hôi hám do phân trâu, phân bò, từ đầu nguồn và giữa làng chảy về. Một hôm trong khi dân làng đang yên giấc ngủ, thần cá sấu đen ác ông kia đùng đùng nổi giận làm trời mưa tầm tã, sấm sét ầm ầm, cây cối ngả, đá to lăn, chặn dòng sông dâng nước lên làm ngập làng.

Trong làng, người già, trẻ em chạy không kịp, trâu bò lùa không kịp, chiêng chế chuyên không kịp, nước dâng từng phút, từng giây làm cho hai làng bên sông biết bao nhiêu người chết đuối, trâu bò chết trôi không còn một con. Chiêng ché bể nát không còn một chiếc, nhà cửa sụp ngã, người mất cha, nhà mất con, buôn làng mất người thân, tiếng trâu ngúc không còn nghe, tiếng dê bò không còn nghe, chỉ còn tiếng khóc than sầu thương vàng thảm thiết, đến chân núi lọt đến tại của thần cá sấu trắng.

Thần cá sấu trắng bèn đi theo dòng sông, thấy tình cảnh thê thảm như thế nên mới bàn cách với dân làng để trả thù.

Thần cá sấu trắng nói: Ta phải đánh nó, phải trả thù cho dân cho làng, ta hãy chuẩn bị gươm đao, giáo mác. Ta chịu trách nhiệm chặn lại dòng nước từ đầu nguồn, dưới chân núi cho sông cạn, dân làng lên rừng, lên núi chặt cây to thả xuống sông.

Về phần Thần cá sấu đen, lo tổ chức ăn mừng thắng lợi thoải mái ăn uống no nê không để ý đến sự trả thù của dân làng đầu nguồn và thần cá sấu trắng.

Sau khi dân làng đầu nguồn và Thần cá sấu trắng đã chuẩn bị xong mọi việc như cây to đẽo nhọn, tre gai đẽo nhọn, dây gai chất đầy hai bên bờ sông. Thần cá sấu trắng ra lệnh cho dân làng thả xuống sông. Thần cá sấu trắng bắt đầu làm mưa, làm gió từ đầu nguồn đất đá đổ rầm rầm, nước dâng chảy xiết, ùn ùn trôi về hạ nguồn đến hàng của con cá sấu đen hung ác.

 

Trong lúc đang ăn uống linh đình và no nê và, bỗng dung cá sấu đen ác độc phát hiện nghe rung chuyển đất trời. Sông chảy xiết, cây cối rầm rầm đổ xuống nên thần cá sấu đen kia đã chủ động lăn đá, phá núi chặn lại để chống trả. Hai bên chống trả bảy ngày bảy đem không biết ai thắng ai. Dân làng phải chạy lên núi cao lẩn tránh, chỉ thấy nước sông đục ngầu, tiếng đá lăn cho đến khi mưa tạnh. Nước dưới sông mới lặng và trong lại.

Từ đó thần cá sấu đen ác độc kia luôn luôn có sự hận thù với dân làng, cứ mỗi mùa mưa nước lũ tràn về là nó bắt đầu đi ngược dòng sông, để bắt trẻ con, bắt trâu bò để ăn thịt. Dân làng không biết bao nhiêu người chết đuối, trâu bò qua sông, qua suối cũng chết rất nhiều.

Một hôm vào mùa khô, trời không mưa nước không dâng, bỗng dưng trong làng có người chết đuối, dân làng ngạc nhiên và họ tìm đến nơi người chết đuối không thấy xác, nên họ mới tổ chức cúng người chết bên bờ sông để gọi hồn về. Họ dựng cây nêu, giết trâu bò lấy huyết, cột ché rượu lấy nước đầu nguồn để cúng. Họ gọi thần lành chân núi suối trong, họ quay mặt về phía chân núi đầu nguồn cầu sự an lành, họ đuổi thần xấu thần ác, họ quay mặt về phía hạ nguồn, họ đổ rượu pha huyết vật lễ, họ làm hình nộm người bằng lá rừng bó lại, làm hình nộm trâu bò bằng cây chuối. Họ thả cho nó trôi theo dòng sông.

Họ cúng thần đầu sông bằng thịt trâu thịt bò thật, cúng thần cuối sông thì tượng trưng bằng hình nộm. Vật tế lễ trôi sông thành vật thật, nên Thần cá xấu tha hồ mà nhận lễ vật, tha hồ ăn quanh năm suốt tháng không hết, nên không ngược dòng kiếm ăn. Và từ đó dòng sông cũng ít ngập nước lũ dâng, ít chết đuối trẻ con người già, trâu bò qua sống, qua suối cũng không bị hại. Và từ đó dân làng, không còn nghe tiếng đất lở, đá lăn bên sông nữa, họ tắm sông, tắm suối, họ xúc cá, bắt tôm, quăng chài thả lưới hàng ngày với cuộc sống bình yên.

Hàng năm cứ vào dịp mùa khô, dân làngi không quên làm lễ cúng bến nước. Họ dựng nêu, giết súc vật làm vật tế lễ với các thần. Họ khấn thần đầu nguồn cho họ nước sông suối quanh năm trong lành, họ khấn thần cuối nguồn đừng gây tai hoạ cho dân làng.

Hiện nay trong dân gian M’nông truyền lại rằng, dù ở gần bờ sông bờ suối hay không, nhưng hàng năm họ vẫn làm lễ cúng bến nước và mỗi khi có người trong làng bị chết đuối ở đâu cũng vậy.

 

Người kể: Y Chung, bon Cư Sa, xã Nam Ka, huyện, Krông Nô