VÌ SAO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÔNG CÓ CHỮ VIẾT

Lượt xem:

Đọc bài viết

Xưa kia, nước ta có tổ chức Đại hội toàn quốc gọi là “Brah N’Du RTrăn têh”

Mục đích của Đại hội này là để phổ biến các luật tục và chữ viết cho từng các dân tộc từ miền xuôi cho đến miền ngược.

Địa điểm: Tại Trảng Nam Nung hiện nay: “Bơng Jol” – Tầng Dơ.

Đại biểu từng các dân tộc chia nhau làm lán trại từng khu để ở, chờ trong thời gian Brah N’Du chưa đến.

Trong thời gian chờ đợi Brah N’Du chưa đến riêng dân tộc M’Nông để cải thiện bữa ăn của họ rủ nhau đi suối Dak Sôr bắt cua, mò ốc, vừa về đến nơi thì Brah N’Du đã đến và họp bàn chương trình hành động, địa điểm phân chia từng khu.

– Dân tộc kinh ở Trảng.

– Dân tộc miền thượng ở trong rừng già.

  1. a) Trước khi vào cuộc họp chính Brah N’Du cho hộ to từng dân tộc, nhằm để bên nào đông người hô có tiếng nhiều thì bớt lại số người nhiều đó cho người không vang. Tất nhiên ai ở trong rừng già thì tiếng vang nhiều hơn người ở ngoài Tráng cho tới khi đều tiếng vang ngang nhau rồi mới đi vào cuộc họp.
  2. b) Đến mục chia chữ viết cho từng dân tộc: Thời đó chưa có giấy, bút để ghi chép, dân tộc kinh cho viết bằng lá chuối, dân tộc M’Nông lấy da đầu trâu (đầu tráng trâu, người phụ nữ M’Nông xưa kia đặt sâu mông dùng để dệt thổ cẩm), không để ý miếng da trâu bỏ quên và bị hư thối và bị con chó tha đi mất, tiếc thay vừa mất đồ đệt thổ cẩm, vừa mất chữ viết.
  3. c) Vừa nghe Brah N’Du phổ biến luật tục và nhiều vấn đề khác, người M’Nông lúc ấy miệng đang nhai càng cua, tiếng nhai càng cua làm điếc tai những chương mục không được tiếp thu đầy đủ. Họ hỏi với nhau rằng Brah N’Du nói cái gì? Trả lời: Nhai càng cua tiếng dòn làm điếc tai không nghe rõ, hỏi ai ai cũng thế, đều chịu. Hỏi “Blăk su luh du N’tặp bhôi) nghĩa là: đi đánh ra đốt.

– Ở trong rừng có tiếng vang, ở Trảng có tiếng vang ít…

– Chó tha da trâu thối làm mất đồ dệt thổ cẩm, mất cả cái chữ viết.

– Nhai càng cua giòn làm điếc tai, không tiếp thu được luật tục.

Người kể: Y Chung, bon Cư Sa, xã Nam Ka, huyện Krông Nô