CỘI NGUỒN-Truyện cổ M’nông
Lượt xem:
Krak Lưn đẽo đá rất giỏi, chàng có thể đẽo đá thành hình người hay hình con vật. Chàng đẽo 100 thì giống như thật cả 100, đẽo 1000 thì giống như thật cả 1000. Những cái tượng do chàng đẽo nhìn gần thì thấy mắt đá, mũi đá sống động như mắt người, mũi người. Còn nhìn ở xa thì cứ tưởng đó là người thật, con vật thật. Krak Lưn đẽo đá thành hình con bướm thì như con bướm thật đang dập dờn vẫy cánh trên bụng đá. Nếu chàng đẽo đá thành hình con rùa thì như con rùa thật đang ngỏng cổ lên kể chuyện. Chàng Krak Lưn đẽo rất nhiều tượng đá, nhiều đến nỗi không thể nào đếm hết được. Khi đẽo được rất nhiều loại rồi, Krak Lưn bèn chạm vào các tượng đá để chúng thành con người thật, con vật thật. Chạm một lần thành Bruh với Yh. Chạm mốt lần thành Blu với Dong. Chạm một lần thành Krông với Yang. Nếu để nằm úp thì thành Leng, nằm nghiêng thành Yang, nằm ngang (ngửa) thì thành N’du. Krak Lưn chạm vào con ếch đá thì thành con ếch thật đang ngồi trong bụi cỏ tranh. Chạm vào con cá đá thì thành con cá thật đang lội trong nước. Chạm vào con chim Nuồng đá thì thành con chim Nuồng thật đang đậu trên cành cây khô, chạm vào con ong ruồi đá thì thành con ong ruồi thật đang làm mật trên cây Cate. Chạm vào cái răng, cái tóc thì ra con nhím, còn chồn. Chạm vào cái đầu cái tai thì ra con rắn con trăn. Chạm vào cái váy cái khố thì ra con muỗi nhỏ (bù mắt) muỗi to. Chạm vào Tuai’ thì ra con người. Chú N’djut ra từ bên đùi, chú N’du thì ra từ bên hang, chú Siăng tamg nở từ bên trong hông. Còn chú N’tũng bũng nở từ ngón tay, do vậy mà chú khéo tay không ai bằng.
Chú N’tũng bũng cũng tạo ra được nhiều thứ lắm. Chú biết cắt trái bầu khô để khoét thành cái bầu đựng nước, biết đan tre thành cái gùi Rang để đựng hạt. Và cũng như Krak Lưn, chú đã làm ra con giun đất, con gà bươi rẫy, con vịt lội nước, con dê ăn cỏ. Từ khi có chú N’tũng bũng thì cây Anga không còn ấp con Klang, cây Blang Anga không còn ấp con Brah nữa. Một bữa kia không hiểu vì Krak Lưn và N’tũng bũng cãi nhau trên núi M’bũk, núi Muk, cãi nhau trên đồi Rhê. Họ cãi nhau to lắm, to đến nỗi ở tận rừng N’hum con nai phải rơi gạc, ở tận núi Nâm-găc con cáo phải rời đuôi. Về sau mới biết họ cãi nhau vì cả hai đều tìm cách xin thần nước cho người Nong6 được mức nước ở bên hồ Kreng, được trồng cây N’dah bên hồ Buh, được đắp mền không phai màu.
Người Nong có từ lâu rồi, có từ khi mẹ N’lul-Jơ và cha M’pil sinh ra các con là Rmit, Mjơ, Drơm và Kông.Trông và Brai, Mẹ Lut-prut và cha Lut n’ đôh sinh ra các con Lut và Bat, Rôi và N’trơi : con trai cảu họ thì hung dũng như chim Rling hai đuôi, còn gái thì hiền dịu như dòng suối N’hô bắt nguồn từ đổi Rhê.
N’rah giữ rừng Yang, N’rang giữ rừng dăm. Tuit và Săm giữ rừng Bu-bot, N’Chôt và Môt giữ rừng Kai, N’thai và Mai giữ rừng Bu-hê, còn núi Tur-sê thì mẹ Tur-glong giao cho Blong-hong canh giữ.
Mẹ N’chẽ-hong và cha Chẽ-n’krah sinh con là Sẽ và Sôt, Lôt và Brông, Krông và Hề . Mẹ N’chiang-hê và cha N’chiăng-hơi sinh con là N’krễ và Blăc và Blo. Mẹ Mblo và cha Nah-ndõ sinh con là M’plan và Gan. Gan lấy N’ngô sinh con là N’teo và Rêu. M’plan lấy Yor sinh con là N’krã và Mã.
Người nông biết làm rượu là do chú Nat-Ning dạy, biết đánh chiêng là do chú Bong dạy, biết leo trèo là do chú M’bông dạy. Còn chú Brêm- Brăm làm cho người ta biết cười, biết ghen tuông tức giận. Người Nông biết dùng chó đi săn là do chú Iong chú Rkai dạy, biết làm nhà kho là do chú N’du-king-bung dạy, biết thối kèn là do chú N’krông-N’kring, chú N’ting-kon-jong, chú N’tang-kon-tãp dạy.
Từ trên trời ông Giàng cho rớt xuống trái núi Jri(cây đa), từu núi Jri sinh ra con Klang Kok, con Klang Kok thường kiếm ăn, sinh sống ở hồ Tar-lũng-đũng khô cạn sinh ra con ve suốt ngày khóc tỉ tê thì con Klang Kok phải bay qua rừng qua biển để sinh sống kiếm ăn. Thế là từ đó chết em chết anh phải chon theo cho nó con vịt, con dê.
Từ trong rừng, Thần Rừng cho ra suốt Đak- bĩn, suốt Hang-krông. Từ trên trời, ông Giàng cho xuống song Krông-Na, Krông-Nô. Cánh đồng núi Đơn của buôn A thì nhỏ, giếng nước cảu buôn U thì đục. Trên cánh đồng Brak giàu nhất là Prãk và Rbẵt. Ché của họ nhiều không đếm hết, lúa của họ đầy nhà đầy kho. Lửa nhà họ cháy suốt đêm suốt sáng.
Mẹ N’kỡ-puk sinh con là N’kỡ và Pỡ. Mẹ Brui sinh con là Brui và Gai, là N’tai và Nãu. Mẹ Sĩ-gai sinh con là Sễ và Akêr là N’chôr. Mẹ Lông-sễ và cha Long’koi sinh con là Sã và Rã, là N’bĩa và N’joc,…
Chuyện này là chuyện xa xửa xa xưa rồi, chỉ có mẹ cha thì còn nhớ nhiều thôi. Nhưng mẹ cha cũng không thuộc hết, nhớ hết và cũng thể kể hết được, bởi vì dòng giống người Nông cứ sinh sôi mãi, sinh sôi mãi như kể ở trên thôi.
(Người kể: Y-Krơih-Kpơr, buôn Broih- Dak-Dro, xã Đak-Gân, huyện Đak Mil, tỉnh Đak Lak)