SỰ TÍCH CÂY LÚA – Truyện cổ M’nông

Lượt xem:

Đọc bài viết

Ngày xửa ngày xưa, khi mới có con người thì bà Ka Rôm cũng được sinh ra từ long đất. Loài người thuở ấy sống mông muội lắm, lửa không có, lúa bắp không có… Người ta chỉ ăn củ, ăn trái cây và ăn sống thịt rừng thôi.

          Một hôm có trận mưa rừng thật lớn, trời đất nghiêng ngả, sấm sét đùng đùng. Rồi có một luồng sét đánh vào thân cây làm cho toe lửa cháy hêt cả một khu rừng, thiêu cháy mọi vật… Sau trận mưa, con người lấy những thú vật bị cháy ăn thử thì thấy ngon. Ngạc nhiên quá, người ta hỏi nhau:

– Ồ, tại sao lại thế nhỉ? Làm sao để có lửa nã đây?

Bà Ka Rôm nghe được bèn lấy đá đập vào đá làm phát ra lửa. Nhưng người ta lại thắc mắc:

– Có lửa nhưng làm sao mà giữ được lửa?

Bà Ka Rôm lại lấy Kuôn sao làm thành bó bùi nhùi và khi đập đá vào nhau thì để bùi nhùi ở giữa. Lửa phát ra từ đá bắt vào bùi nhùi và bốc cháy. Từ đó con người có lửa để đun nấu… Nhưng cũng vì thế mà con người lại muốn có nhiều thứ hơn, trong khi chỉ có hia bàn tay không.  Họ lại hỏi nhau:

– Làm sao để có dụng cụ đi rừng đây?

Nghe được, Nà Ka Rôm đi lấy sắt đập vào lửa làm thành công cụ để đi rừng. Dần dần, con người biết săn bắn chim thú về để nướng ăn…

Nhiều mùa mưa nắng trôi qua, bà Ka Rôm bỗng nhiên mang thai. Sau đó, bà sinh được một đứa con gái, một đứa con trai. Bà Ka Rôm đặt tên cho con gái là Ka Kông, con trai là Ha Muôi

Vì sinh ra từ long đất, nên bà Ka Rôm lấy được từ trong lòng mình nhiều lúa gạo và nhiều thứ khác có thể nuôi sống được con người. Thuở ấy, con người chưa có muối, nên chỉ riêng bà Ka Rôm có vì bà lấy muối từ trong thân mình ra. Khi các con đi rẫy thì bà Ka Rôm ở nhà nấu cơm, nấu canh. Cơm canh bà nấu rất ngon vì có muối, trong khi những người khác vẫn ăn nhạt. Hai đứa con thấy mình nấu ăn không ngon được như mẹ thì thắc mắc:

– Mẹ ơi! Sao mẹ nấu canh ngon thế, còn chúng con nấu lại không ngon?   Nhưng bà Ka Rôm không thể trả lời được. Thấy mẹ mình cứ im lặng, hai chị em liền bàn cách tìm nhau để biết vì sao mẹ nấu ăn ngon. Sáng hôm sau, chúng dẫn nhau đi rẫy như thường lệ. Đi được một khúc đứa em quay về nấp một chỗ đễ xem mẹ nấu ăn như thế nào… Thấy mẹ lấy muối từ trong người ra, Ha Muôi chạy thẳng đến bếp hỏi:

– Mẹ lấy muối từ trong người ra à?

Người mẹ vẫn im lặng. Thấy vậy, Ha Muôi cho rằng mẹ có ma nên chàng lấy xà gạc đòi chém. Người mẹ vội kêu lên:

– Ôi con! Đừng chém mẹ ở đây.

Sau đó bà dẫn con đi qua rừng qua núi, qua đồng bằng, tới một vùng nước mênh mông bất tận. Tới nơi bà trải lá chuối đã mang theo xuống nước rồi ngồi lên. Khi đứa con chém bà ngã xuống nước và biến mất. Sau đó, thấy khát nước, đứa con múc nước uống thì thấy mặn. Vì vậy, khi về nó múc một ống nược đầy nước mang theo…

Từ đó, Ha Muôi đi làm rẫy rất khỏe. Chàng chỉ phát một cây mà ngã hết cả cây rừng.  Chảng chỉ tỉa một hốc lúa thì được vô vàn hốc lúa, chỉ cuốc một gốc cỏ thì làm sach cả rẫy. Khi lúa chin tự động bò về nhà chàng. Vì vậy, hai chị em chỉ việc ở nhà uống rượu và ăn thật sung sướng. Chỉ khi lúa sắp chin là họ phải dọn dẹp nhà cửa để lúa có chỗ vào nhà. Hai chị em Ka Kông và Ha Muôi muốn trồng gì, muốn làm gì cũng được hết.

Một hôm, không biết từ đâu có một chàng mồ côi tên Muôi Đơi đi tới chỗ Ha Muôi ở. Chàng đến rẫy mà không gặp ai cả vì mọi người đều đang ăn sung sướng ở nhà. Thấy chàng Muôi Đơi, đám lúa giật mình kêu lên:

– Ồ tại sao người lại ở đây? Người làm chúng tôi sợ!

– Nhưng tại sao lúa phải khổ sở như thế? Người ta ở nhà ăn sống sung sướng thì tại sao mình phải làm ra gạo và tự đi về nhà làm gì?

Đám lúa suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời:

– Có chúng tôi thì con người mới no, nếu chúng tôi bỏ đi thì con người phải đói thôi.

Nghe lúa rẫy nói như vậy, chàng Muôi Đơi im lặng rồi bỏ đi. Sau đó, những cây lúa rẫy biến thành những người lùn thật nhỏ đi vào trong buôn gặp dân làng và nói:

– Chúng tôi không tự về nhà nữa đâu. Các người muốn ăn thì phải chịu cực khổ chứ… Muốn ăn của thì phải lên rừng đào mới có!

Dân làng nghe vậy thì buồn lắm, còn những cây lúa rẫy lại biến thành một đàn ong và bay về trời. Từ đó, đân làng bị đói phải lên rừng đào củ ăn. Lúc đó, ở trên rừng có rất nhiều loại củ ăn được: có loại củ có dây, có loại không, nhưng tất cả đều rất dễ đào. Một hôm, chàng Muôi Đơi vào rừng, gặp những loại củ bò trên mặt đất chàng ta đái vào làm chúng trở nên đắng ngắt. Còn những loại củ ăn rất ngon như củ mài thì Muôi Đơi vùi thật sâu trong lòng đất. Thế là dân làng đã cực khổi lại càng cực khổ hơn. Lúa gạo đã không có mà đào củ thì muôn phần khó nhọc, có khi bị sụp hố mình đào củ mà chết…

Ít lâu sau, một người tên là Hgiang-Yê-Kol-Tang thấy mọi người cực khổ quá ông cứ nghĩ mãi:”Tại sao dân làng khổ thế?  Làm thế nào để có lúa, có bắp ăn đây?… Cuối cùng ông cũng nghĩ ra một kế, bèn nói với mọi người:

– Hãy lấy một con gà và một ché rượu đi theo tôi!

Ông dẫn mọi người lên rừng để cúng Giàng bằng con gà, ché rượu và một cục đá đánh lửa. Tất cả vừa cùng vừa đốt cây làm rẫy… Từ đó, mọi người có lúa gạo để ăn. Nhưng lúa gạo nhiều hay không là tùy thuộc vào mỗi người. Ai cúng to (tức là làm nhiều) thì có nhiều lúa gạo, ai cúng ít thì có ít lúa gạo và ai không cúng thì không có gì để ăn…

(Người kể: Y Căng, buôn Krông, huyện Đak Mil, tỉnh Đak Lak)